SỬ DỤNG KĨ THUẬT MÃNH GHÉP KẾT HỢP VỚI KĨ THUẬT 3-2-1 TRONG DẠY HỌC CỦA TỔ LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ
Nhằm tạo cơ hội cho giáo viên trong tổ được học tập lẫn nhau thông qua hoạt động cùng nhau xây dựng kế hoạch bài học, cùng nhau dự giờ, phân tích bài học, qua đó giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, kĩ năng giảng dạy, phát triển khả năng sáng tạo, …Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên trong tổ nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và của tổ Lịch Sử-Địa Lí nói riêng. Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh.
Chính vì vậy “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học” là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.
Tổ thống nhất chọn bài 5: VỊ TRÍ TRÁI ĐÁT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu:
Tổ xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được (theo mục tiêu về phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh), đảm bảo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS khi chọn bài học nghiên cứu.
Xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu: Bài dạy minh họa do giáo viên trong tổ cùng thiết kế, thảo luận, thống nhất lựa chọn phương án tối ưu nhất có áp dụng kĩ thuật mãnh ghép kết hợp với kĩ thuật 3-2-1. GV trong tổ thảo luận nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn… Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi học tập và các tình huống xảy ra cùng với cách xử lý tình huống … Sau khi kết thúc cuộc thảo luận, Cô Tuyền được phân công thực hiện dạy minh họa sẽ nghiên cứu, phát triển … các ý kiến góp ý của tổ CM. Cô Tuyền hoàn thiện kế hoạch dạy minh họa và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho tiết dạy.
Bước 2. Tiến hành dạy bài học (bài giảng minh họa) và dự giờ
Vào tiết 3, ngày 20/10/2023 cô Trần Thị Kim Tuyền thực hiện tại lớp 6A6, tiết dạy đã diễn ra với sự tham dự của Ban giám hiệu và các giáo viên trong tổ.
– Trong quá trình dạy cô Tuyền đã áp dụng kĩ thuật mãnh ghép và kĩ thuật 3-2-1 vào 3 hoạt động:
* Hoạt động 1: Cặp đôi
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Cặp đôi siêu trí tuệ”.
– Hình thành cặp đôi theo số: 1 và 2; 3 và 4; 5 và 6
*Hoạt động 2: nhóm
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”.
– GV chia nhóm làm 6 nhóm (mỗi nhóm 7 HS) các em duy chuyển theo số thứ tự (từ 1-6)
*Hoạt động 3: cặp đôi (1-6; 2-4; 3-5)
Cô Trần Thị Kim Tuyền hỗ trợ học sinh trong quá trình thảo luận nhóm
Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
Cô Trần Thị Kim Tuyền chuẩn xác kết quả thảo luận nhóm
Khi dự giờ GV tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, sự quan tâm đến bài học của học sinh đặc biệt cần ghi chép cụ thể thái độ của học sinh khi tham gia trả lời các câu hỏi của GV, thông qua đó tìm mối liên hệ giữa việc học của HS với tác động của giáo viên về cách sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học dạy học, cách tổ chức lớp học.
Ban giám hiệu và giáo viên dự giờ quan sát hoạt động của học sinh
Bước 3. Thảo luận về bài học nghiên cứu
GV thảo luận về kĩ thuật mãnh ghép kết hợp với kĩ thuật 3-2-1 trong tiết học:
− Giải quyết được nhiệm vụ phức hợp dựa trên học tập hợp tác hiệu quả.
− Kích thích sự tham gia tích cực của HS trong hoạt động nhóm, nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác.
− Phát triển NL giao tiếp cho mỗi HS thông qua việc chia sẻ trong nhóm mảnh ghép.
− Tạo cơ hội cho HS hiểu sâu một vấn đề. HS không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn phải chia sẻ cho người khác.
Giáo viên họp thảo luận, chia sẻ góp ý với tiết dạy minh họa của cô Tuyền
Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày
Thông qua tiết dạy minh họa, thông qua thảo luận tiết dạy của đồng nghiệp, giáo viên tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, áp dụng vào bài giảng hàng ngày trên lớp. Bên cạnh đó giáo viên cũng điều chỉnh thói quen đánh giá giờ dạy qua hoạt động của giáo viên, người dự cần hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy, đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học tập của học sinh nhằm tìm cách giải quyết.
Nguồn: trường THCS Tân Hộ Cơ
Người viết tin, bài: Trần Thị Kim Tuyền
Tổ Lịch Sử – Địa Lí